Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến công bố đường bay Hà Nội - Melbourne
Sáng 11.3, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì buổi họp thường kỳ đánh giá công tác chỉ đạo điều hành, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 3.2025.Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở Tài chính cho hay, theo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn là 8.311 tỉ đồng (ngân sách Trung ương 2.929 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5.382 tỉ đồng). Đến nay, đã phân bổ chi tiết cho các ngành, địa phương là 7.290 tỉ đồng (đạt 88%), kế hoạch vốn còn lại chưa phân bổ chi tiết 1.021 tỉ đồng.Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.432 tỉ đồng (đạt 14% dự toán là 25.000 tỉ đồng), giảm 28% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thu nội địa 3.934 tỉ đồng (19% dự toán, tăng 1% so với cùng kỳ).Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2 tháng đầu năm 2025 là 3.051 tỉ đồng, đạt 9% dự toán, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chi đầu tư phát triển 897 tỉ đồng, chi thường xuyên 2.153 tỉ đồng.Tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 2 tháng đầu năm có những tín hiệu tích cực. Tính đến ngày 26.2, toàn tỉnh có 180 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 11,11% so với cùng kỳ), số vốn đăng ký đạt 599.743 tỉ đồng.Ngoài ra, trong 2 tháng, tỉnh Quảng Nam cấp mới 9 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 529.55 tỉ đồng; cấp mới 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đăng ký 12,34 triệu USD.Lũy kế đến nay, trên địa tỉnh hiện có 1.176 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 230.000 tỉ đồng) và 207 dự án FDI còn hiệu lực (tổng vốn đăng ký khoảng 6,3 tỉ USD), tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.Ông Nguyễn Như Công, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam, cho rằng tình hình thu ngân sách nhà nước giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, thu nội địa tăng nhẹ. Sự suy giảm này có thể phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ ổn định công tác. "Bây giờ ngồi đâu cũng nói chuyện sáp nhập, làm phân tâm tư tưởng. Tinh thần Trung ương chỉ đạo đến đâu chúng ta làm đến đó, không phân tâm", ông Dũng yêu cầu.Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tháo gỡ nhiều vướng mắc cho Quảng Nam; các bộ, ngành Trung ương cũng ủng hộ. Vì vậy, những nội dung Thủ tướng kết luận có khả năng sẽ hoàn thành sớm hơn kế hoạch.Ông Dũng yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành tập trung tìm cách giải quyết các dự án chậm tiến độ nhiều năm gây lãng phí và giải ngân vốn đầu tư công.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng gợi ý các sở ngành tập trung giải quyết, để các dự án của Thaco (dự kiến đầu tư trong năm nay gần 4.000 tỉ đồng) khởi công đúng kế hoạch. Đồng thời, tìm cách cùng Hoiana tiếp tục đầu tư thêm 1 tỉ USD; cùng Hyosung đầu tư 100 triệu USD và Karcher đầu tư 100 triệu USD…"Bây giờ chúng ta đôn đốc, đồng hành với họ. Nếu chúng ta làm tốt, các dự án lớn đầu tư vào khoảng 50.000 tỉ đồng nữa thì mới có con số tăng trưởng 10% trong năm 2025", ông Dũng nói.Người đứng đầu UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu trong thời gian thực hiện chủ trương sáp nhập dừng việc mua xe công, giao Sở Tài chính tham mưu điều chuyển một số xe công từ các sở sáp nhập cho các nơi còn đang thiếu.Cần công bằng với cầu thủ Việt Nam chơi bóng ở nước ngoài
Theo Knight Frank, thị trường văn phòng cho thuê của Việt Nam phát triển vượt trội với mức hấp thụ hơn 160.000 m2, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, chủ yếu nhờ vào sự mở rộng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.TP.HCM chào đón hơn 118.000 m2 sàn văn phòng cho thuê, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1 như The Nexus, Riverfront Financial Centre, ThaiSquare The Merit và e.town 6 tại quận Tân Bình. Trong khi đó, Hà Nội ghi nhận thêm gần 87.000 m2 mới, thu hút sự quan tâm lớn trong giai đoạn chào thuê trước khai trương, nhờ vào chất lượng xây dựng cao và các điều khoản cho thuê đầy cạnh tranh. Trong hai năm tới, ở Hà Nội các dự án trọng điểm như Marina Central Tower, Lotus Tower và Tiến Bộ Plaza sẽ góp phần cải thiện nguồn cung văn phòng. Các tòa nhà hạng A tại TP.HCM vẫn sẽ tập trung tại quận 1, củng cố vị thế của quận này như một trung tâm kinh tế - xã hội lớn. Đối với thị trường nhà xưởng/nhà kho xây sẵn do có vị trí thuận lợi cùng với chi phí cạnh tranh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến nổi trội trong chiến lược "Trung Quốc + 1", đặc biệt kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung năm 2018. Trong vòng 6 năm qua, nguồn cung nhà xưởng/nhà kho xây sẵn đã tăng gấp đôi từ 6,6 triệu m2 trong năm 2018 lên đến hơn 15,6 triệu m2 sàn trong năm 2024, phần lớn nhờ vào sự tham gia của các nhà đầu tư như BW, SLP, Frasers, Cainiao và Khu công nghiệp Việt Nam. Bắc Ninh và Hải Phòng vẫn giữ vai trò là trung tâm công nghiệp chính tại khu vực miền Bắc với nguồn cung mới đến từ BW Thuận Thành 3B – giai đoạn 1, Industrial Centre Yên Phong 2C – giai đoạn 1, BW ESR Nam Đình Vũ, và SLP Park Bắc Ninh. Tại miền Nam, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An tiếp tục là khu vực phát triển khu công nghiệp chính với các dự án như khu công nghiệp Hố Nai, Phú An Thạnh, BW Xuyên Á và SLP Park Long Hậu. Cơ sở vật chất hiện đại cùng với tiêu chuẩn kỹ thuật cao đã góp phần đẩy giá thuê trung bình lên cao trong năm 2024 và thu hẹp mức chênh lệch về giá thuê giữa miền Nam và miền Bắc một cách đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy trung bình của cả hai miền đều ở mức trên 80% trong năm 2024, bởi sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thương mại điện tử và sự dịch chuyển sản xuất từ các công ty vừa và nhỏ của Trung Quốc và châu Âu vào Việt Nam. Trong thời gian tới, các dự án tuân thủ tiêu chuẩn ESG và các sản phẩm hỗn hợp dự kiến sẽ tăng trưởng tốt, trong khi đó lợi thế về quỹ đất, giá thuê cạnh tranh và những nâng cấp về hạ tầng giao thông sẽ tạo điều kiện cho các thị trường cấp 2 như Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Bình Phước phát triển hơn. "Dự kiến trong năm 2025, nhu cầu về nhà kho và nhà xưởng xây sẵn sẽ vẫn tiếp tục mạnh mẽ, nhờ vào làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc và các hỗ trợ từ chính phủ đối với sản xuất và thương mại nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%", ông Sơn Hoàng, Phó giám đốc bộ phận Tư vấn và Định giá Knight Frank Việt Nam nhận định. Thị trường căn hộ Hà Nội tăng mạnh trong năm 2024, với 27.268 căn hộ mới, gấp 3 lần so với số lượng căn hộ chào bán năm 2023. Khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) cung cấp gần 24.300 căn, chủ yếu được ghi nhận từ các dự án khu đô thị phức hợp với lượng cung chiếm đến 80% tổng lượng cung mới toàn thành phố. Ngược lại, việc kiểm soát nghiêm ngặt tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, gian lận trái phiếu và những vướng mắc pháp lý trong giai đoạn 2023-2024 đã tiếp tục làm suy giảm nguồn cung mới tại TP.HCM, chỉ với khoảng 4.888 căn hộ chào bán trong năm 2024, giảm 58% theo năm. Trong đó TP.Thủ Đức (khu Đông) đứng đầu về lượng sản phẩm mở mới, với hơn 2.400 căn. Sau khi chạm đáy vào năm 2023, nhu cầu căn hộ TP.HCM cho thấy được tín hiệu phục hồi nhẹ với tỷ lệ hấp thụ khoảng 63%, tương đương với 6.234 căn hộ được tiêu thụ. Nhu cầu ghi nhận mạnh mẽ tại TP.Thủ Đức, với gần 4.200 căn bán mới, chiếm khoảng 67% tổng lượng bán toàn thành phố năm nay. Ngược lại với thị trường TP.HCM, nhu cầu căn hộ Hà Nội tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ hấp thụ lên tới 98%, với hơn 30.700 căn bán mới, gấp 3 lần so với lượng bán mới năm 2023 và ghi nhận mức hấp thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua. Nhu cầu chủ yếu đến từ các dự án khu đô thị phức hợp nằm tại khu Tây (quận Nam Từ Liêm) và khu Đông (quận Gia Lâm) chiếm 87% tổng lượng bán mới toàn thành phố, tương đương lần lượt với 15.800 và 10.700 căn hộ mỗi khu vực.Trong năm 2024, giá bán sơ cấp trung bình toàn TP.HCM đạt khoảng 90 triệu/m2, tăng 12% theo năm trong khi giá bán sơ cấp tại Hà Nội rút ngắn khoảng cách với khu vực TP.HCM, đạt mức tăng vượt trội ở mức 35% theo năm, với giá bán trung bình khoảng 73 triệu/m2.Trong giai đoạn 2025 - 2026, TP.HCM được dự báo có khoảng 24.000 căn hộ chào bán mới, với gần 8.600 căn trong năm 2025 và 15.400 căn trong năm 2026. Trong khi đó, Hà Nội được dự báo có khoảng hơn 20.000 căn hộ mới mỗi năm. "Các dự án khu đô thị phức hợp đang dần tái định hình lại phong cách sống hiện đại với cơ cấu sản phẩm mang chất lượng quốc tế tối ưu và tiện ích đa dạng. Những dự án phức hợp này đang dẫn đầu thị trường căn hộ trong năm 2024 và dự kiến cung cấp gần một nửa nguồn cung tương lai toàn thành phố trong vòng 5-7 năm tới", ông Sơn Hoàng nhận định.
Bạn trai người Pháp bất ngờ cầu hôn Phượng Vũ trên truyền hình
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.
Đợt nghỉ phép của HLV Kim Sang-sik kết thúc chóng vánh, vị HLV người Hàn Quốc trở lại Việt Nam đúng ngày vòng 10 V-League khởi tranh 17.1. Ông Kim Sang-sik không muốn bỏ lỡ bất kỳ vòng đấu nào ở giải trong nước. Ông phải xem hết, đánh giá hết tiềm năng của các cầu nội, trước khi bắt đầu chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027.Khác với AFF Cup là giải đấu tập trung, diễn ra trong khoảng 1 tháng rồi chấm dứt, vòng loại Asian Cup kéo dài, vắt từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. Tính chất của các giải đấu kéo dài như thế này là các phương án nhân sự của mọi đội bóng đều phải hết sức đa dạng. Nhân sự của các đội bóng không thể gói gọn trong nhóm nhỏ cầu thủ như tại AFF Cup, mà phải mở rộng với rất nhiều gương mặt khác nhau, đề phòng trường hợp có cầu thủ bị chấn thương, thẻ phạt, hay xuống phong độ, trong quá trình thi đấu vòng loại Asian Cup.Điều đó cũng có nghĩa các cầu thủ chưa có cơ hội khoác áo đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024, sẽ có cơ hội xuất hiện tại vòng loại Asian Cup 2027. Trước AFF Cup 2024, những cái tên như tiền vệ Minh Khoa (CLB Bình Dương), Thái Sơn (Thanh Hóa), hậu vệ phải Ngô Tùng Quốc (Bình Dương), hậu vệ trái Tô Văn Vũ (Nam Định), hậu vệ trái Phan Tuấn Tài, tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng (Thể Công Viettel)… được nhắc đến khá nhiều. HLV Kim Sang-sik chưa thể gọi họ vào đội tuyển Việt Nam dự giải vô địch Đông Nam Á, do số lượng cầu thủ đăng ký ở giải đấu này có hạn. Tuy nhiên, với vòng loại Asian Cup, các đội bóng được thay đổi danh sách đăng ký theo mỗi đợt trận, nên những gương mặt vừa nêu sẽ có cơ hội thể hiện bản thân.Ngoài ra, những cầu thủ trẻ từng được kỳ vọng của bóng đá nội trong thời gian gần đây như Văn Trường, Văn Tùng (Hà Nội FC), Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Quốc Việt (Ninh Bình)… sẽ được thử sức tại vòng loại Asian Cup. Đấy là chưa tính đến cầu thủ Việt kiều Jason Quang Vinh, người nhiều khả năng sẽ được gọi vào đội tuyển Việt Nam, trong trường hợp anh này hoàn tất các thủ tục nhập tịch.Có thể HLV Kim Sang-sik sẽ duy trì bộ khung gồm những trụ cột như thủ môn Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, các trung vệ Thành Chung, Duy Mạnh, Bùi Tiến Dũng, tiền vệ Quang Hải, Hoàng Đức, Hai Long, Doãn Ngọc Tân, tiền đạo Tiến Linh, Tuấn Hải, Vĩ Hào, tạo nên trục xương sống cho đội tuyển Việt Nam. Trục xương sống này sẽ tạo nên sự ổn định cho toàn đội. Nhưng bên cạnh những trụ cột, bên cạnh bộ khung nói trên, HLV Kim Sang-sik sẽ bổ sung thêm những gương mặt mới, cho các cầu thủ trẻ thử sức, nhằm đáp ứng các yêu cầu thủ khác nhau của đội tuyển Việt Nam tại vòng loại Asian Cup 2027.Những yêu cầu này đáng chú ý gồm có phân phối sức hợp lý cho toàn đội ở một giải đấu kéo dài, vắt qua 2 năm 2025 và 2026, đồng thời chuẩn bị sẵn lực lượng kế thừa cho các giải đấu lớn trong tương lai gần của đội tuyển quốc gia.
Giá USD hôm nay 21.4.2024: Tăng cao suốt tuần
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.